Có một câu nói rất hay của các nhà chuyên môn về điều trị tự kỷ, đó là: ngay khi nhận thấy con bạn có các dấu hiệu nguy cơ cao, bạn phải chạy chứ không thể đi nữa. Thật vậy, thời gian là vàng với các bé lúc này.
Não bộ của các bé, dù là bình thường hay tự kỷ, phát triển nhanh nhất và cũng dễ phục hồi, dễ sửa chữa các sai sót nhất ở lứa tuổi 2-3 tuổi (các tài liệu nước ngoài hay dùng chữ "neuroplasticity", nghĩa là có tính đàn hồi). Điều này chỉ đạt được nhờ vào các biện pháp can thiệp vào hành vi (tức là phương pháp không dùng thuốc, không sử dụng các thủ thuật trên người bé như truyền hóa chất, kích thích điện,...). Mốc thời gian quan trọng nhất là từ 2 - 3 tuổi. Vì sao? Nghiên cứu mới nhất cho thấy não của trẻ tự kỷ bị tổn thương, phục hồi/sửa chữa sau can thiệp sớm, các nghiên cứu cho thấy tiên lượng cực tốt nếu can thiệp sớm (<3 tuổi). Các tài liệu nước ngoài hay dùng chữ "early intervention" là để chỉ "can thiệp sớm". Can thiệp sớm = can thiệp bằng liệu pháp phân tích hành vi + can thiệp khi bé <3 tuổi. Một điều tuyệt vời là thông qua trị liệu không dùng thuốc hay phẫu thuật, chúng ta hoàn toàn có thể tái cấu trúc những chỗ bị dày/mỏng/teo/phì đại của não bộ trẻ tự kỷ.
Từ hơn 40 năm nay, các nhà thần kinh học Hoa Kỳ đã phát triển hàng loạt phương pháp cực kỳ hiệu quả dựa trên liệu pháp phân tích hành vi (ABA). ABA không phải là tên của một phương pháp cố định mà nó bao gồm nhiều cách tiếp cận khác nhau để dạy trẻ. Cho tới thời điểm này (tháng 6/2019), đã có 30 cách tiếp cận như vậy được kiểm chứng cẩn thận và công nhận là có bằng chứng khoa học mạnh mẽ (EBP). Xin đọc thêm ở đây để biết 30 cách tiếp cận đó là gì?
Hình minh họa cho thấy: chỉ cần một sự thay đổi nhỏ vào những năm đầu đời, cũng tạo nên khác biệt to lớn cho trẻ tự kỷ khi trưởng thành: giảm độ nặng, học hỏi được nhiều kĩ năng hơn. Lang, Russell, Terry B. Hancock, and Nirbhay N. Singh, eds. Early intervention for young children with autism spectrum disorder. Springer, 2016.
1. 10.1080/09540261.2018.1432574
2. 10.1002/14651858.CD009260.pub2.
3. https://www.spectrumnews.org/news/early-interventions-explained/
4. https://www.cigna.com/assets/docs/behavioral-health-series/autism/2017/autism-april-handout.pdf
No comments:
Post a Comment