1. Khi bạn chọn Chương trình can thiệp ngôn ngữ/giao tiếp sớm cho bé
Đọc báo cáo ONTABA, chúng ta đã phần nào mường tượng được, với 29 chiến lược can thiệp tập trung (focused strategies), thì sẽ có rất nhiều tổ hợp được hình thành, tạo ra nhiều phương pháp can thiệp mới. Các tổ hợp mới này, sau nhiều năm kiểm chứng, có thể sinh ra những chương trình can thiệp toàn diện, có hiệu quả ổn định, như ESDM. Có những chương trình cho thấy hiệu quả trên một số domains của trẻ tự kỷ, và vẫn đang được cải tiến, như các chương trình can thiệp ngôn ngữ/giáo tiếp sớm (early language/communication intervention) của các nhà ngữ âm trị liệu (SLP). Các chương trình can thiệp ngôn ngữ sớm này được thiết kế khác nhau do triết lý can thiêp và chính sách hỗ trợ khác nhau, tùy theo nguồn lực của từng địa phương. Tại Hoa Kỳ, đa số các chương trình do SLP phụ trách đều là chương trình cộng đồng và miễn phí.
Các nhà SLP tin rằng, can thiệp ngôn ngữ sớm cũng là một hướng tiếp cận cũng rất tốt cho trẻ tự kỷ. Các phụ huynh có thể tham khảo một phác đồ can thiệp mẫu của hiệp hội Ngữ âm - Thính học Hoa Kỳ (ASHA) tại đây, để thấy các nhà SLP chia các bước can thiệp như thế nào, tác động vào các domains nào của trẻ tự kỷ. Tuy vậy, không khó để thấy, ngay cả trong một chương trình can thiệp được cho là mẫu mực, ASHA cũng cho thấy rất khó để phủ hết các domains của trẻ.
Một lưu ý khác nữa là thời lượng can thiệp. Do các chương trình này được sinh ra dựa trên triết lý lấy ba mẹ làm trị liệu viên chính, lấy gia đình làm trung tâm, nên thời gian mà các SLP trực tiếp tham gia là rất ít (1-2 giờ/tuần).
Do số lượng chương trình can thiệp của SLP là quá nhiều, nên theo một tài liệu được công bố năm ngoái, cho đến nay, chỉ có 8 nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả các chương trình can thiệp sớm của SLP mà thôi; trong đó, chỉ có 2 nghiên cứu là RCT. Hiệu quả của những chương trình tốt nhất trong nhóm này hoàn toàn không thể so sánh với các chương trình can thiệp toàn diện và có cường độ cao như EIBI*.
Chương trình can thiệp ngôn ngữ/giao tiếp sớm dành cho trẻ tự kỷ do các nhà ngữ âm trị liệu cung cấp có bằng chứng nghiên cứu tốt nhất hiện nay là More Than Words của trung tâm Hanen (Canada).
2. Khi bé cần đánh giá về ngôn ngữ trước can thiệp
Việc chọn lựa một chương trình can thiệp khác như EIBI không có nghĩa là chúng ta không cần SLP đánh giá về trẻ trước đó. Theo guideline của ASHA, SLP có thể giúp tầm soát, đánh giá, phân độ, định hướng can thiệp cho các rối loạn và chậm phát triển ngôn ngữ.
3. Khi bé cần các trị liệu chuyên sâu về ngữ âm trị liệu
Theo mình, đây là mảng mà các nhà SLP mạnh nhất trong can thiệp cho trẻ tự kỷ.
Khi bé chưa nói được, chúng ta cần nhờ SLP tham gia vào nhóm trị liệu, để:
- Cung cấp các công cụ giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) như PECS, thiết bị giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể,... để giúp trẻ học EIBI tốt hơn, đạt được các mục tiêu nhanh hơn. Giải quyết được nhu cầu giao tiếp của trẻ một các hiệu quả cũng giúp trẻ giảm các hành vi không mong muốn. Một xu hướng chung hiện nay là tích hợp AACs với triết lý dạy ngôn ngữ theo chức năng của AVB thì kết quả thu được càng tuyệt vời.
- Cung cấp các chiến lược hỗ trợ: có rất nhiều chiến lược để giúp bé chưa có ngôn ngữ. Quý phụ huynh có thể tham khảo ở đây.
Khi bé nói được, nhưng chưa "mượt mà", chúng ta không chỉ trông đợi các chương trình can thiệp ngôn ngữ của ABA như AVB (dạy dùng từ theo chức năng) mà còn phải nhờ các nhà ngữ âm trị liệu đánh giá xem bé các rối loạn đi kèm hay không? Vì có thể bé có những bất thường về cơ vùng đầu mặt cổ khiến việc phát âm khó khăn; hoặc bé gặp khó khăn với việc phát âm, sử dụng câu từ sao cho chuẩn ngữ pháp. Vai trò của SLP lúc này là:
- Dạy trẻ cách để phát âm, cách phát âm đúng, cách phát âm ở những từ khác nhau, trong một câu dài, sử dụng các mẫu câu khác nhau...
- Cung cấp chiến lược dạy phát âm cho các đồng nghiệp. Ví dụ, với độ tuổi này thì nên dạy trẻ phát âm những âm nào trước, âm nào cần chờ.
Nhiệm vụ của SLP rất rộng lớn và đa dạng. Các phụ huynh có thể tham khảo thêm ở đây.
4. Khi bé cần các can thiệp về kỹ năng học tập
Đây là một mảng trùng lắp giữa các giáo án ABA phổ biến hiện nay (VB-MAPP, ABLLS, AFLS,...) và mục tiêu của các nhà ngữ âm trị liệu. Tuy vậy, các nhà SLP cũng là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này. Nhiều dịch vụ mà các SLP cung cấp sẽ khiến các phụ huynh ngạc nhiên là không ngờ nó lại có thể bài bản như thế. Nội dung sau mình lấy từ website của ASHA: các can thiệp của SLP ở tuổi từ 5 - 10.
Về ngôn ngữ
- Can thiệp về âm vị - phonology: tiếp tục hỗ trợ trẻ sử dụng các kỹthuật phát âm thuần thục hơn.
- Can thiệp về ngữ nghĩa - semantics: giúp trẻ hiểu sâu nghĩa của từ trong nhiều văn cảnh, từ đa nghĩa, các ẩn ý, cách diễn dịch/viết lại một đoạn văn.
- Can thiệp về hình thái và cấu trúc: giúp trẻ hiểu về danh từ/động từ, tiếp vị ngữ, câu đơn, câu ghép, nhận biết lỗi sai về ngữ pháp.
- Can thiệp về ngữ dụng học (pragmatics): giúp trẻ biết cách nói chuyện lịch sự, thuyết phuc, giải nghĩa, thảo luận,...
Về kỹ năng học đường
- Giúp nhận biết và tuân thủ nội quy trường học (kể cả những thứ phải ngầm hiểu).
- Giúp tự lên kế hoạch học tập và tự điều chỉnh.
- Hỗ trợ các kỹ năng đọc (đọc hiểu, diễn dịch văn bản,...) và viết.
Một điều làm mình bất ngờ đó là sự bài bản của các nhà SLP trong việc dạy các hoạt động trên. Bất kỳ một mục nào cũng đều được dạy bằng các chương trình/giáo án có bằng chứng khoa học đi kèm.
Ví dụ như việc dạy trẻ tự kỷ học cách viết tay (handwriting), hiện nay chỉ có 2 giáo trình có bằng chứng khoa học. Mình cũng không hiểu vì sao lại phải cầu kỳ như vậy? Nhưng có lẽ do một giờ can thiệp của nhà SLP rất đắt đỏ và phải làm việc chung với thầy cô giáo và phụ huynh, nên việc có một giáo trình thống nhất sẽ khiến tiết kiệm chí phí, thống nhất phương pháp dạy, theo dõi tiến độ và tiên lượng thời điểm trẻ có thể đạt được kỹ năng viết tay chăng? Tương tự, các kỹ năng khác trông có vẻ còn khó hơn, nên việc có các giáo trình có bằng chứng khoa học là tối cần thiết.
Tóm tắt
- Vai trò của SLP trong can thiệp sớm: chương trình can thiệp sớm của SLP không mạnh bằng EIBI. Tuy vậy, các chương trình đó vẫn là các chương trình có bằng chứng khoa học. Nếu phụ huynh không tiếp cận được các chương trình EIBI thì nên học các khóa can thiệp sớm của SLP.
- Vai trò của SLP trong can thiệp ngữ âm: rất quan trọng, nhất là khi bé chưa có ngôn ngữ. Kể cả khi bé có ngôn ngữ và đang học AVB, thì phụ huynh nhớ để ý xem bé phát âm có tốt không, có dùng câu dài được hay không (phù hợp theo tuổi),... để nhờ SLP can thiệp.
- Vai trò của SLP trong việc dạy các kĩ năng học đường: SLP sở hữu nhiều chương trình can thiệp chuyên sâu có bằng chứng khoa học. Nếu điều kiện tài chính cho phép, phụ huynh cũng nên tham vấn và sử dụng dịch vụ của SLP.
Ví dụ như việc dạy trẻ tự kỷ học cách viết tay (handwriting), hiện nay chỉ có 2 giáo trình có bằng chứng khoa học. Mình cũng không hiểu vì sao lại phải cầu kỳ như vậy? Nhưng có lẽ do một giờ can thiệp của nhà SLP rất đắt đỏ và phải làm việc chung với thầy cô giáo và phụ huynh, nên việc có một giáo trình thống nhất sẽ khiến tiết kiệm chí phí, thống nhất phương pháp dạy, theo dõi tiến độ và tiên lượng thời điểm trẻ có thể đạt được kỹ năng viết tay chăng? Tương tự, các kỹ năng khác trông có vẻ còn khó hơn, nên việc có các giáo trình có bằng chứng khoa học là tối cần thiết.
Tóm tắt
- Vai trò của SLP trong can thiệp sớm: chương trình can thiệp sớm của SLP không mạnh bằng EIBI. Tuy vậy, các chương trình đó vẫn là các chương trình có bằng chứng khoa học. Nếu phụ huynh không tiếp cận được các chương trình EIBI thì nên học các khóa can thiệp sớm của SLP.
- Vai trò của SLP trong can thiệp ngữ âm: rất quan trọng, nhất là khi bé chưa có ngôn ngữ. Kể cả khi bé có ngôn ngữ và đang học AVB, thì phụ huynh nhớ để ý xem bé phát âm có tốt không, có dùng câu dài được hay không (phù hợp theo tuổi),... để nhờ SLP can thiệp.
- Vai trò của SLP trong việc dạy các kĩ năng học đường: SLP sở hữu nhiều chương trình can thiệp chuyên sâu có bằng chứng khoa học. Nếu điều kiện tài chính cho phép, phụ huynh cũng nên tham vấn và sử dụng dịch vụ của SLP.
* Xin tham khảo Handbook of Parent-Implemented Interventions for Very Young Children with Autism (2018).
No comments:
Post a Comment